Trang chủ Bất động sản Hoà Bình: Du lịch huyện Lương Sơn thu hút với những sản...

Hoà Bình: Du lịch huyện Lương Sơn thu hút với những sản phẩm OCOP đa dạng

ĐT24H- Phát triển các sản phẩm OCOP du lịch đang là hướng đi được lãnh đạo huyện Lương Sơn khuyến khích phát triển và bước đầu mang lại kết quả khả quan. Những mô hình này không những nâng cao giá trị kinh tế cho người dân mà còn góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương.

Huyện Lương Sơn nỗ lực phát huy thế mạnh với nhiều sản phẩm OCOP

Tận dụng những lợi thế

Với vị trí địa lý giáp Thủ đô Hà Nội, là vùng cửa ngõ của tỉnh, huyện Lương Sơn có nhiều lợi thế để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, chất lượng cao. Lương Sơn cũng sở hữu cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, nông nghiệp đặc trưng để người tiêu dùng và nhân dân trong và ngoài huyện có cơ hội sử dụng nông sản chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng, giá thành hợp lý. Bên cạnh đó, góp phần mở rộng thị trường, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.  

Dựa trên những lợi thế tự nhiên cùng sự nỗ lực, quyết tâm của ban lãnh đạo huyện đã đưa những sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Lương Sơn trở nên hấp dẫn, đa dạng, lôi kéo đông đảo sự quan tâm của nhân dân và khách du lịch.

Phát triển sản phẩm OCOP du lịch

Địa bàn huyện Lương Sơn sở hữu nhiều sản phẩm OCOP được công nhận như: Chuối Viba, Bưởi Mỹ Tân, Ổi Lê Mỹ Tân, Bưởi diễn Tân Thành…Trong đó, chuối Viba là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Hòa Bình, do Hợp tác xã  Chuối Viba trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Chuối Viba rất giàu giá trị dinh dưỡng, tốt cho trí não và hoạt động thể chất, có thể hỗ trợ điều hoà hoạt động của hệ thần kinh và làm giảm nguy cơ những bệnh về tim mạch. Bưởi Diễn đã trở thành sản phẩm chủ lực đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh, đem lại giá trị kinh tế cao. Hay ổi Lê Mỹ Tân được trồng theo tiểu chuẩn Vietgap, là một loại quả sạch, mùi vị thơm ngọt, có nhiều công dụng đối với sức khoẻ và được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng.

Chuối Viba là một trong những sản phẩm OCOP nổi bật tại huyện Lương Sơn – Hoà Bình.

Để có thể đầu tư tốt nhất cho chất lượng sản phẩm, HTX sử dụng hệ thống tưới phun mưa tự động, sử dụng sốp bọc quả để đảm bảo mẫu mã đẹp cho từng quả bưởi và ổi. Không chỉ có vậy, khâu maketing, tìm kiếm, mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm cũng đặc biệt được quan tâm. Nhờ vậy, ổi lê và bưởi diễn được tiêu thụ chủ yếu tại siêu thị bigC, văn phòng Chính phủ và bếp ăn của một số doanh nghiệp…

Sản phẩm bưởi và chuối Viba ở Lương Sơn là một trong những sản phẩm đạt chuẩn OCOP được bày bán phổ biến.

Thêm vào đó, sản phẩm cao xạ đen của HTX Tuyết Nhi, xã Cao Dương đăng ký sản phẩm OCOP và đạt tiêu chuẩn 4 sao cấp tỉnh. Sản phẩm có tác dụng nâng cao sức khoẻ người dùng, góp phần đưa những bài thuốc dân tộc của người Mường đến gần hơn với người tiêu dùng. Đặc biệt, các sản phẩm OCOP của huyện Lương Sơn như chuối viba, thịt dê núi… đều ký được hợp đồng tiêu thụ lâu dài với hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng nông sản sạch tại Hà Nội, Ninh Bình, Hải Phòng…

Thực tế cho thấy, khi du lịch phát triển thì sẽ là kênh phân phối, bán các sản phẩm OCOP của địa phương thuận lợi hơn, quảng bá các sản phẩm dịch vụ du lịch gắn với du lịch nông thôn trên cơ sở phát huy thế mạnh về danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hóa của các vùng; xây dựng câu chuyện cho sản phẩm OCOP phục vụ công tác phân phối, tiếp thị sản phẩm…Từ đó góp phần nâng cao chất lượng du lịch, tạo nên những trải nghiệm tuyệt vời cho du khách tại nơi đây.

Nhiều nhà hàng hiện nay là nơi truyền bá những sản phẩm mang tính đặc trưng địa phương, trở thành thương hiệu tạo dấu ấn cho khách du lịch. Cụ thể, các nhà hàng chuyên món ăn đặc sản miền núi, hải sản đặc trưng như: Thịt trâu lá lồm, gà nấu măng chua, thịt chua, gỏi cá, rau rừng, xôi ngũ sắc…nổi bật với không gian đặc trưng mang âm hưởng núi rừng Tây Bắc, chắn chắn sẽ làm hài lòng du khách mỗi khi đến với Lương Sơn Hoà Bình.

 Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương, góp phần tăng giá trị du lịch, sản xuất, nâng cao thu nhập cho người nông dân, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa nông sản có giá trị kinh tế cao, huyện xác định việc triển khai xây dựng chuẩn hóa sản phẩm OCOP phải bám sát định hướng, có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, cần coi trọng chất lượng, có tính hiệu quả cao để phát triển trở thành những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có thương hiệu mạnh của địa phương.

RELATED ARTICLES

Mộc Châu mùa mận hậu chín

Thung lũng mận hậu Nà Ka với diện tích hơn 100 ha được người dân đầu tư làm hệ thống lưới che mưa đá,...

Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tình hình thị trường bất động sản năm 2022 đã có dấu hiệu hồi phục và phát...

Điều gì đang chờ đợi thị trường bất động sản trong năm 2023

Tháng 10 vừa qua, báo cáo của Chính phủ dự kiến mức tăng trưởng GDP năm 2022 sẽ đạt khoảng 8% so với mục...

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -

Most Popular

Bí ẩn loại trà quý hiếm đắt nhất hành tinh, giá gần 13 tỷ đồng/kg có gì đặc biệt?

Trà Phổ Nhĩ là một trong những loại trà đắt đỏ nhất hiện nay. Các loại trà quý hiếm từ lâu đã có giá cao...

“Đậm đà bánh sắn Đất Tổ” – Thứ quà quê dân dã

Bánh sắn là thứ quà quê dân dã mọi người nhớ mãi khi về vùng Đất Tổ. Cho đến vài năm trở lại đây, món...

Fìn Hồ Trà – Đặc sản vùng đất Phìn Hồ

“Minh chứng sống” cho cây chè Shan tuyết ở Phìn Hồ Cụ là Triệu Mùi Nghính - gương mặt “đại diện thương hiệu” của các...

Hải Phòng: Giống gà quý hiếm ở Cát Bà cần có phương án bảo tồn

Những con gà có bộ lông vàng óng, đôi chân dài tới 30cm vô cùng bắt mắt, ai nhìn cũng phải thốt lên và...

Recent Comments