Trang chủ Văn hóa – Thể thao Bắc Ninh: Tưng bừng khai mạc Lễ hội Đền Đô năm 2022

Bắc Ninh: Tưng bừng khai mạc Lễ hội Đền Đô năm 2022

ĐT24H - Sau 2 năm đóng cửa để phòng chống dịch bệnh Covid-19, vừa qua, ngày 14/04 (tức ngày 14/03 âm lịch) tại khu di tích Đền Đô đã diễn ra lễ khai mạc lễ hội Đền Đô năm 2022, kỉ niệm 1012 năm Đức vua Lý Thái Tổ đăng quang ngôi vị Hoàng đế.

Lễ hội Đền Đô là một lễ hội lớn của làng Đình Bảng, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh được tổ chức hàng năm vào ngày 15-19/03 âm lịch, nhưng do diễn biến của tình hình dịch bệnh Covid-19 nên năm 2022 lễ hội chỉ diễn ra trong vòng hai ngày 14-15/03 âm lịch. Lễ hội nhằm tưởng nhớ công ơn to lớn của vua Lý Công Uẩn – người khai mở triều Lý, phát triển Đại Việt hưng thịnh, tái hiện lại một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc ta, đồng thời cũng góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ đạo lý uống nước nhớ nguồn. Đây là một lễ hội vô cùng quan trọng của người dân làng Đình Bảng, sôi động cả một vùng Kinh Bắc, đến cả Thăng Long – Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Phần quan trọng nhất chính là phần lễ khai hội, phần lễ cầu sự may mắn cho tất cả mọi người cho nên mọi hành vi, lời ăn tiếng nói đều được người dân nơi đây giữ gìn gìn theo chuẩn mực rất nghiêm ngặt. Sau phần lễ khai hội là phần lễ rước kiệu khởi hành từ chùa Ứng Thiên Tâm về Đền Đô, đoạn rước kéo dài khoảng 3km. Như mọi năm lễ hội diễn ra với quy mô vô cùng lớn, huy động đến 2.000 người tham gia rước kiệu, nhưng năm 2022 chỉ triệu tập đoàn rước khoảng 600 người đủ để phần lễ diễn ra vẫn đảm bảo được tính trang nghiêm nhưng không quá đông đúc.

Dẫn đầu là đoàn múa lân, rồng thể hiện sự uy nghi của hào khí Thăng Long, tiếp phía sau có ba võ tướng cởi trần, đóng khố, cầm chùy đồng trên tay có các quân lính đi hầu ngay sau. Sau đó là kiệu rước Lý Thánh Mẫu Minh Đức Hoàng Thái hậu Phạm Thị – người đã có công sinh thành ra Lý Thái Tổ có 18 nữ tướng đi sau và kiệu vua Lý Thải Tổ có 16 tướng nam mặc trang phục đỏ.

Đi cuối đoàn là các chức sắc, hương lão và người dân tham dự lễ hội, cả một không gian với cờ quạt, chiêng trống tưng bừng. Toàn bộ nghi thức rước được thực hiện trang trọng theo nghi thức cổ. Tiếp sau đó là nghi thức Đại tế, trong không khí linh thiêng, đám tế thay mặt cho dân làng dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn của các vị vua nhà Lý và cầu mong sự che chở, ban niềm tin cho họ để họ có một sức mạnh phi thường, vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Lễ dâng hương tại lễ hội Đền Đô

Lễ và hội là một thể thống nhất không thể tách rời, chính vì vậy ở lễ hội Đền Đô, mọi người không chỉ được đắm mình trong không khí trang nghiêm, linh thiêng của phần lễ mà còn được tham gia vào phần hội với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như: Đấu vật, chơi cờ người, hát quan họ, chơi đu, hội thơ, thả chim bồ câu, chọi gà, thi nấu cơm…

Người dân tham gia các trò chơi tại hội Đền Đô

Lễ hội Đền Đô chính là nơi tập trung tư tưởng, tâm lý của nhân dân tỏ lòng thành kính những vị có công với đất nước, đưa con người ta trở về với nguồn cội, hòa mình vào thiên nhiên, tìm lại bản sắc văn hóa dân tộc. Việc suy tôn, tôn thờ bát vị Tiên vương nhà Lý- một biểu tượng có sức mạnh bảo vệ cộng đồng được thể hiện tập trung trong các nghi thức lễ của ngày hội. Các nghi lễ chính là sợi dây gắn kết mối quan hệ giữa con người với thần linh, giữa con người với con người, thể hiện tấm lòng ngưỡng mộ, tôn vinh các vị Đế Vương.

RELATED ARTICLES

Cuộc cách mạng “ 5 có, 5 không” trong đồng bào người Mông Sơn La

Các phong tục, hủ tục của người Mông được cải thiện, tiến bộ, đời sống ngày càng được nâng cao. Ảnh: Nam Trứ. Theo đó,...

Ca sĩ Mạnh Cường tri ân đêm nhạc “Điều giản dị” đầy cảm xúc lắng đọng, ngọt ngào

Ca sĩ Mạnh Cường. Ảnh: Phi Long. Khán giả Hà thành đã có những cảm xúc lắng đọng, ngọt ngào khi thưởng thức các phần...

Sơn La: Khai mạc Lễ hội “Trên quê hương vợ chồng A Phủ” năm 2023

Đây là lần đầu tiên xã Hồng Ngài tổ chức Lễ hội trên quê hương vợ chồng A Phủ. Lễ hội được tổ chức gồm...

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -

Most Popular

Bí ẩn loại trà quý hiếm đắt nhất hành tinh, giá gần 13 tỷ đồng/kg có gì đặc biệt?

Trà Phổ Nhĩ là một trong những loại trà đắt đỏ nhất hiện nay. Các loại trà quý hiếm từ lâu đã có giá cao...

“Đậm đà bánh sắn Đất Tổ” – Thứ quà quê dân dã

Bánh sắn là thứ quà quê dân dã mọi người nhớ mãi khi về vùng Đất Tổ. Cho đến vài năm trở lại đây, món...

Fìn Hồ Trà – Đặc sản vùng đất Phìn Hồ

“Minh chứng sống” cho cây chè Shan tuyết ở Phìn Hồ Cụ là Triệu Mùi Nghính - gương mặt “đại diện thương hiệu” của các...

Hải Phòng: Giống gà quý hiếm ở Cát Bà cần có phương án bảo tồn

Những con gà có bộ lông vàng óng, đôi chân dài tới 30cm vô cùng bắt mắt, ai nhìn cũng phải thốt lên và...

Recent Comments