Trang chủ Đời sống - Tiêu dùng Quần thể chè Shan tuyết ở Điện Biên được công nhận là...

Quần thể chè Shan tuyết ở Điện Biên được công nhận là Cây di sản Việt Nam

ĐT24H - Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam vừa kết luận 100 cây chè Shan tuyết Điện Biên đủ tiêu chí là cây di sản và được công nhận là Cây di sản Việt Nam.

Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam vừa có thông báo về kết quả xét duyệt và chính thức công nhận Cây di sản Việt Nam đối với quần thể 100 cây chè Shan Tuyết tại 2 thôn: Sín Chải và Hấu Chua thuộc xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.

Để được công nhận là Cây di sản Việt Nam, huyện Tủa Chùa đã khảo sát, lựa chọn 100 cây chè Shan tuyết cổ thụ trong quần thể gần 4.000 cây hiện có trên địa bàn để tiến hành đo chiều cao, đường kính tán lá, chu vi gốc cây và tổng hợp, lập hồ sơ đề nghị công nhận. Trong số 100 cây chè được công nhận là Cây di sản Việt Nam, nhiều cây chè có tuổi đời vài trăm năm. 

Huyện Tủa Chùa nằm ở độ cao khoảng 1.400m so với mực nước biển. thời tiết mát mẻ quanh năm. Chính điều kiện khí hậu đặc biệt với bốn mùa trong một ngày cùng thổ nhưỡng thích hợp của cao nguyên này giúp cây chè Shan Tuyết sinh trưởng và gắn bó với mảnh đất này tự bao đời nay. Nơi đây hiện đang sở hữu rừng chè Shan tuyết cổ thụ, trong đó nhiều cây có tuổi đời vài trăm năm. Đây là giống chè mọc tự nhiên, được chăm sóc hoàn toàn hữu cơ. Trước kia, người dân địa phương chủ yếu thu hái về để sử dụng trong gia đình. Tuy nhiên hiện nay chè Shan tuyết đã trở thành đặc sản và mang lại nguồn thu ổn định cho bà con. 

Được biết, Chè Shan Tuyết là loại cây thân gỗ cổ thụ, thân to và lá chè mọc từng chùm trên cành. Không giống các loại chè khác, để hái được chè Shan Tuyết người hái phải trèo lên thân cao. Theo những người già ở Tủa Chùa kể lại, loại chè này có nguồn gốc từ lâu đời, có những cây cổ thụ đến 100 hay thậm chí vài trăm tuổi. Trước đây, chè Shan Tuyết chủ yếu được người dân thu hái về để sử dụng trong gia đình, nay chè Shan Tuyết đã trở thành cây đặc sản, là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình ở Tủa Chùa, đặc biệt là ở Sín Chải. Chè Shan Tuyết có hương thơm đặc trưng, màu nước vàng óng ánh, trà mới uống có vị hơi đắng chát của mùi lá cây rừng lâu năm. Nhưng sau khi uống thì lại có vị ngọt đặc biệt lưu lại nơi đầu lưỡi. 

Có thể thấy, việc gắn du lịch với các trải nghiệm hái chè cổ thụ Shan tuyết đang được địa phương phát triển, trở thành bản sắc và là sức hút riêng đối với mỗi du khách khi ghé thăm Sín Chải, Tủa Chùa.

RELATED ARTICLES

“Đậm đà bánh sắn Đất Tổ” – Thứ quà quê dân dã

Bánh sắn là thứ quà quê dân dã mọi người nhớ mãi khi về vùng Đất Tổ. Cho đến vài năm trở lại đây, món...

Fìn Hồ Trà – Đặc sản vùng đất Phìn Hồ

“Minh chứng sống” cho cây chè Shan tuyết ở Phìn Hồ Cụ là Triệu Mùi Nghính - gương mặt “đại diện thương hiệu” của các...

Hải Phòng: Giống gà quý hiếm ở Cát Bà cần có phương án bảo tồn

Những con gà có bộ lông vàng óng, đôi chân dài tới 30cm vô cùng bắt mắt, ai nhìn cũng phải thốt lên và...

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -

Most Popular

Bí ẩn loại trà quý hiếm đắt nhất hành tinh, giá gần 13 tỷ đồng/kg có gì đặc biệt?

Trà Phổ Nhĩ là một trong những loại trà đắt đỏ nhất hiện nay. Các loại trà quý hiếm từ lâu đã có giá cao...

“Đậm đà bánh sắn Đất Tổ” – Thứ quà quê dân dã

Bánh sắn là thứ quà quê dân dã mọi người nhớ mãi khi về vùng Đất Tổ. Cho đến vài năm trở lại đây, món...

Fìn Hồ Trà – Đặc sản vùng đất Phìn Hồ

“Minh chứng sống” cho cây chè Shan tuyết ở Phìn Hồ Cụ là Triệu Mùi Nghính - gương mặt “đại diện thương hiệu” của các...

Hải Phòng: Giống gà quý hiếm ở Cát Bà cần có phương án bảo tồn

Những con gà có bộ lông vàng óng, đôi chân dài tới 30cm vô cùng bắt mắt, ai nhìn cũng phải thốt lên và...

Recent Comments