Trang chủ Văn hóa – Thể thao Bánh trưng sắn đong đầy nỗi nhớ mẹ

Bánh trưng sắn đong đầy nỗi nhớ mẹ

ĐT24H - Mỗi năm vào dịp Tết đến, Xuân về, tôi lại bồi hồi nhớ những chiếc bánh chưng mẹ gói gạo nếp độn sắn trong những năm tháng đất nước còn khó khăn. Chiếc bánh ngày xưa không dẻo, không thơm nhưng cuộn gói trong đó là sự tảo tần của mẹ, cố gắng lo cho đàn con cái Tết tươm tất...

Mỗi năm vào dịp Tết đến, Xuân về, tôi lại bồi hồi nhớ những chiếc bánh chưng mẹ gói gạo nếp độn sắn trong những năm tháng đất nước còn khó khăn. Ảnh minh họa

Cũng như bao làng quê thuộc vùng trung du Phú Thọ, ngày ấy, quê tôi nghèo lắm, đồng đất thì khô cằn sỏi đá, đồi núi lô xô như bát úp, duy chỉ có cây sắn là không phụ công người trồng. Có thể nói cây sắn đã gắn bó với tuổi thơ gian khó của chị em tôi, như một mảng màu đậm nét trong bức tranh quê hương không bao giờ phai nhạt. Từ trò chơi con trẻ đến những món ăn hằng ngày nuôi chúng tôi lớn lên đều có sắn.

Vào ngày 28-29 Tết, khi đây đó trong làng khói của nồi bánh chưng bay lởn vởn trên những nóc nhà, cũng là lúc chị em tôi háo hức cùng mẹ ra vườn cắt những tàu lá dong vừa lành, vừa to màu xanh mướt. Mẹ phân công mỗi đứa một việc phụ mẹ, đứa cọ lá dong thật sạch, đứa đãi đỗ, đãi gạo, còn mẹ chọn những củ sắn nếp tròn múp, gọt vỏ, rửa sạch và nạo ra thành những sợi sắn trắng ngần. Đó là 1 trong 2 nguyên liệu chính để gói bánh chưng. Sau khi mọi thứ đã chuẩn bị xong, mẹ ngả cái nong to ra giữa nhà để gói bánh.
Tuy mỗi năm chỉ được làm một lần, thế mà từng thao tác được mẹ làm thuần thục như nghệ nhân chuyên gói bánh vậy. Bước đầu là những tàu lá dong được trải ra xếp hình dấu cộng trên cái mâm nhôm. Sau đó, mẹ rải một bát gạo, sắn rồi đến những miếng thịt lợn, đậu xanh làm nhân. Đôi bàn tay nhanh thoăn thoắt của mẹ gập từng nếp lá, chỉ qua vài ba thao tác là đã được một chiếc bánh chưng vuông thành sắc cạnh.

Chị em tôi chăm chú theo dõi, những đôi mắt trẻ thơ hau háu nhìn theo tay mẹ qua từng động tác. Phần vì đói, phần vì tò mò nên chúng tôi háo hức. Chỉ sau hai tiếng đồng hồ là những chiếc bánh đã được xếp vào cái nồi to đùng đặt trên bếp lò và nổi lửa. Bữa cơm ngày Tết tuy đơn sơ nhưng thật ấm áp. Bánh được cắt ra, chị em tôi thi nhau hít hà và ăn một cách ngon lành, không ai có cảm giác đấy là bánh chưng sắn cả.

Dẫu bánh chưng xuân này nhiều thịt, nhiều đậu hơn nhưng chị em tôi vẫn nhớ bánh chưng sắn mẹ làm trước đây. Đó là những chiếc bánh chưng gói sự tảo tần, chất chứa bao nhọc nhằn, vất vả của mẹ tôi…

RELATED ARTICLES

Cuộc cách mạng “ 5 có, 5 không” trong đồng bào người Mông Sơn La

Các phong tục, hủ tục của người Mông được cải thiện, tiến bộ, đời sống ngày càng được nâng cao. Ảnh: Nam Trứ. Theo đó,...

Ca sĩ Mạnh Cường tri ân đêm nhạc “Điều giản dị” đầy cảm xúc lắng đọng, ngọt ngào

Ca sĩ Mạnh Cường. Ảnh: Phi Long. Khán giả Hà thành đã có những cảm xúc lắng đọng, ngọt ngào khi thưởng thức các phần...

Sơn La: Khai mạc Lễ hội “Trên quê hương vợ chồng A Phủ” năm 2023

Đây là lần đầu tiên xã Hồng Ngài tổ chức Lễ hội trên quê hương vợ chồng A Phủ. Lễ hội được tổ chức gồm...

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -

Most Popular

Bí ẩn loại trà quý hiếm đắt nhất hành tinh, giá gần 13 tỷ đồng/kg có gì đặc biệt?

Trà Phổ Nhĩ là một trong những loại trà đắt đỏ nhất hiện nay. Các loại trà quý hiếm từ lâu đã có giá cao...

“Đậm đà bánh sắn Đất Tổ” – Thứ quà quê dân dã

Bánh sắn là thứ quà quê dân dã mọi người nhớ mãi khi về vùng Đất Tổ. Cho đến vài năm trở lại đây, món...

Fìn Hồ Trà – Đặc sản vùng đất Phìn Hồ

“Minh chứng sống” cho cây chè Shan tuyết ở Phìn Hồ Cụ là Triệu Mùi Nghính - gương mặt “đại diện thương hiệu” của các...

Hải Phòng: Giống gà quý hiếm ở Cát Bà cần có phương án bảo tồn

Những con gà có bộ lông vàng óng, đôi chân dài tới 30cm vô cùng bắt mắt, ai nhìn cũng phải thốt lên và...

Recent Comments