Trang chủ Văn hóa – Thể thao Họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng: Hồ Tây một vẻ đẹp mơ màng...

Họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng: Hồ Tây một vẻ đẹp mơ màng tạo nên đỉnh cao giá trị nghệ thuật

ĐT24H - Hồ Tây bất kể mùa nào cũng mang một vẻ đẹp da diết, nồng nàn không bút nào tả xiết, chỉ có những hình ảnh chân thực nhất sẽ chuyển tải những cung bậc cảm xúc nồng nàn của một Hồ Tây đẹp mê hồn trong bối cảnh bầu trời xế chiều đang vén mây chìm vào một giấc ngủ êm đềm hay một buổi bình minh sáng sớm những dòng người nhộn nhịp. Từ đó đã tạo nên một không gian trực họa với các chủ đề khác nhau liên quan về Hồ Tây mang tính nghệ thuật cao trong tranh của họa sỹ Nguyễn Quốc Thắng.

Họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng (áo tối màu) cùng tác giả bài viết trong một buổi triển lãm tranh

Khi nhắc đến Hồ Tây, người ta sẽ nghĩ ngay đến những buổi chiều gió lộng. Dưới tiết trời se lạnh, một cơn gió thoảng qua cũng đủ làm ta rùng mình. Hình ảnh mọi người vội vã khoác lên mình chiếc áo ấm đã báo hiệu một mùa đông đang về.

Hà Nội những ngày này quả thực quá đỗi bình yên, mỗi bước đi ta đều muốn chậm lại để không phải bỏ lỡ giây phút đẹp đẽ nhất trong năm. Gió thổi trên mặt hồ, nước gợn sóng lăn tăn, đàn én nối đuôi nhau chao liệng dưới ánh hoàng hôn mờ khiến khung cảnh trở nên lãng mạn và nên thơ hơn bao giờ hết.

Màn đêm buông xuống, mùi hoa sữa thơm nhẹ theo làn gió len lỏi qua từng con phố, tiếng sóng hồ xì xào, tiếng đôi lứa thủ thỉ tâm tình…Tất cả hòa quyện vào nhau làm cho bức tranh Hồ Tây như di chuyển nhanh hơn, nhưng cũng không kém phần thơ mộng.

Có lẽ nào với tiết trời se lạnh của Hà Nội, của Hồ Tây khiến con người ta bớt vội vã hơn. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, cảm nhận một chút rất riêng của một buổi xế chiều trên Hồ Tây sẽ giúp chúng ta thoải mái và thư thái hơn rất nhiều.

Hồ Tây cũng là điểm hẹn hò lý tưởng cho những đôi tình nhân, địa điểm thả bộ mỗi sáng của những người dân Hà Thành hay là một chốn bình yên cho dân công sở tìm về sau một ngày làm việc mệt nhọc để xua tan đi muộn phiền.

Con đường xung quanh hồ tập trung rất nhiều ngôi chùa cổ, đình, đền, miếu trải dài suốt chiều dài của Hồ. Đây được coi là con đường di sản của Hà Nội với hơn hai mươi di tích lịch sử bao quanh hồ như: Chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ, chùa Võng Thị, chùa Quán Thánh, chùa Kim Liên, đình Trích Sài, đình Yên Phụ, đình Nghi Tàm…

Từ đó, không gian Hồ Tây mang một vẻ đẹp mơ màng và nên thơ đã tạo nên giá trị nghệ thuật cao trong các thi sĩ, nhà văn, nhà thơ. Cũng vậy, khi nói về vẻ đẹp Hồ Tây luôn được người họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng khai thác dưới mọi khía cạnh nghệ thuật trong tranh của ông.

Họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng, nguyên giảng viên Trường Nội trú (con liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân), hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, chia sẻ đầy cảm xúc: “Tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội cho đến khi lập gia đình đã chuyển về sinh sống trên con phố Lạc Long Quân đoạn nối ra tuyến phố Trích Sài là ra phía bờ Hồ Tây. Cũng chính vì vậy, Hồ Tây là nơi gắn liền với tuổi trẻ và thanh xuân của bản thân tôi cũng như nhiều người…Cảm giác khi đi bộ ven hồ là một cảm nhận chưa bao giờ nhàm chán. Mỗi lần bước đi trên con đường này ta vừa cảm thấy thân quen, vừa cảm thấy mới lạ. Những cảm xúc dù vui vẻ hay buồn bã, dù được yêu hay cô đơn đều có Hồ Tây làm chứng nhân. Từ đó, chủ đề về Hồ Tây luôn là chủ đề đầy cảm xúc trong sáng tác tranh vẽ trực họa của tôi”.

Một số tranh vẽ của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng về Hồ Tây:

Đặc biệt, Hồ Tây đẹp mơ màng vào một chiều cuối thu đầy nắng là thời điểm rất thú vị để ngắm hoàng hôn trên Hồ Tây. Nắng vẫn còn hanh hao, nắng chiều làm cả mặt hồ loang loáng nước như được dát vàng giống một tấm gương khổng lồ phản chiếu những luồng sáng lên tận chân trời, những nụ sen vẫn còn e ấp trên mặt hồ, gió vẫn dịu dàng thổi. Trong khung cảnh êm đềm đó, ngồi nhẩn nha nhấp một ngụm trà ướp hương sen thơm ngát, bỗng cảm thấy lòng an nhiên, thanh bình hơn rất nhiều.

Trời thu Hồ Tây cũng rất biết chiều lòng người, bởi thế cảnh vật hồ Tây mùa thu trở nên thơ mộng hơn bao giờ hết. Vẻ đẹp của Hồ Tây vào chiều cuối thu đã được ca ngợi rất nhiều ở trong thơ ca, Hồ Tây chiều cuối thu còn được ví von với vẻ đẹp của nàng “Tây Thi” diễm lệ.

Khi nhắc đến chiều thu Hồ Tây, trong tâm trí bỗng cất lên những lời ca tha thiết: “Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay, bờ xa mời gọi. Màn sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời…”.

Những lời ca quen thuộc này thường xuyên nghe từ tấm bé, ăn sâu vào tâm trí. Đến lúc trưởng thành, cảm xúc đã dần chai lỳ bởi những áp lực mệt mỏi của guồng quay cuộc sống, khi đứng trước khung cảnh thơ mộng thì lời ca lại bỗng cất lên trong tâm trí làm cho tâm hồn đang nổi bão cũng hóa thành thư thái.

RELATED ARTICLES

Cuộc cách mạng “ 5 có, 5 không” trong đồng bào người Mông Sơn La

Các phong tục, hủ tục của người Mông được cải thiện, tiến bộ, đời sống ngày càng được nâng cao. Ảnh: Nam Trứ. Theo đó,...

Ca sĩ Mạnh Cường tri ân đêm nhạc “Điều giản dị” đầy cảm xúc lắng đọng, ngọt ngào

Ca sĩ Mạnh Cường. Ảnh: Phi Long. Khán giả Hà thành đã có những cảm xúc lắng đọng, ngọt ngào khi thưởng thức các phần...

Sơn La: Khai mạc Lễ hội “Trên quê hương vợ chồng A Phủ” năm 2023

Đây là lần đầu tiên xã Hồng Ngài tổ chức Lễ hội trên quê hương vợ chồng A Phủ. Lễ hội được tổ chức gồm...

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -

Most Popular

Bí ẩn loại trà quý hiếm đắt nhất hành tinh, giá gần 13 tỷ đồng/kg có gì đặc biệt?

Trà Phổ Nhĩ là một trong những loại trà đắt đỏ nhất hiện nay. Các loại trà quý hiếm từ lâu đã có giá cao...

“Đậm đà bánh sắn Đất Tổ” – Thứ quà quê dân dã

Bánh sắn là thứ quà quê dân dã mọi người nhớ mãi khi về vùng Đất Tổ. Cho đến vài năm trở lại đây, món...

Fìn Hồ Trà – Đặc sản vùng đất Phìn Hồ

“Minh chứng sống” cho cây chè Shan tuyết ở Phìn Hồ Cụ là Triệu Mùi Nghính - gương mặt “đại diện thương hiệu” của các...

Hải Phòng: Giống gà quý hiếm ở Cát Bà cần có phương án bảo tồn

Những con gà có bộ lông vàng óng, đôi chân dài tới 30cm vô cùng bắt mắt, ai nhìn cũng phải thốt lên và...

Recent Comments