Trang chủ Văn hóa – Thể thao Ý nghĩa của văn hóa thưởng trà ngày Tết

Ý nghĩa của văn hóa thưởng trà ngày Tết

ĐT24H - Tết Nhâm Dần đang đến gần, người người hân hoan vui mừng chào đón và hy vọng bao điều tốt đẹp. Đây cũng là dịp để gia đình sum họp, đoàn tụ, là cơ hội để bạn bè thân ái gặp mặt tâm tình, chúc nhau. Và trong không khí thiêng liêng ấy không thể nào thiếu sự tươi thắm sắc hoa và chén trà ngày xuân. Uống trà, thú vui ẩm thực đã trở thành một nét văn hóa của nhà nhà mỗi độ Tết đến, Xuân về.

Trà không thể thiếu trong trong dịp Tết ở mỗi gia đình Việt

Trà đã đi vào tâm hồn người Việt một cách tự nhiên, tĩnh lặng. Dẫu có những thay đổi, dẫu có nhiều thức uống công nghiệp phổ biến nhưng uống trà sẽ vẫn là một nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Văn hóa trà Việt ấy không chỉ thể hiện một thức uống phổ biến trong đời sống hàng ngày, trong mỗi độ Tết đến, Xuân về mà còn trở thành một phong tục tập quán, một thú vui thanh tao của người Việt.

“Khách đến nhà không trà thì rượu”, thưởng trà không chỉ là thói quen hàng ngày mà nó còn là một trong những nét đẹp truyền thống trong ngày Tết, một nét văn hóa đẹp của người Việt. Ngày xưa, “miếng trầu là đầu câu chuyện” nhưng ngày nay, chén trà đã thay cho “miếng trầu” để mở đầu cho mỗi câu chuyện, đặc biệt là những câu chuyện ngày Tết. Một ấm trà thơm ngon sẽ làm cho mọi người gần nhau hơn, ấm áp hơn trong tiết trời se lạnh của ngày Tết, làm cho những câu chuyện tâm sự thêm ý nghĩa hơn. Cũng vì thế mà trà được các gia đình đặc biệt quan tâm trong ngày Tết.

Theo cụ Đỗ Văn Toàn – nhà nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên: Người dân Việt Nam coi việc uống trà cũng là một ứng xử văn hóa quan trọng và biểu hiện sự trân trọng, hiếu lễ và mến khách. Ngày Tết, uống trà là một cách để giao hòa với trời đất thiên nhiên vào ngày xuân mới, nên nhà nhà thường ưu ái chọn loại trà ngon nhất để mời khách mừng xuân mới.

Uống trà, ăn bánh mứt trò chuyện cùng nhau đã trở thành hình ảnh xuyên suốt trong những ngày Tết. Ngày Tết, mỗi nhà luôn đón tiếp họ hàng, bạn bè… đến chúc Tết, người người quây quần bên nhau trò chuyện về nhiều chủ đề. Trong suốt buổi trò chuyện, miếng mứt ngọt ngào, nước trà vị ngọt thanh, hương trầm quanh quẩn làm cho không khí của buổi trò chuyện được thoải mái, ấm cúng. Có rất nhiều bánh mứt trong ngày Tết, làm bạn dễ dàng thấy ngán, để làm dịu đi vị ngọt của bánh mứt, một tách trà chính là sự hoàn hảo, vừa làm dịu đi vị ngọt vừa mang lại hương vị nhàn nhạt nhưng thâm sâu trong cuống họng.

Uống trà trở thành việc không thể thiếu vào mỗi dịp Tết bởi nó có lợi cho sức khỏe như phòng chống được một số bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường… làm đẹp như chống lão hóa, đẹp da… và vì thưởng trà đã trở thành một nét văn hóa trong nền văn hóa đa dạng của người Việt. Ngày Tết, người ta mang những gói trà ngon đến biếu cho những người lớn tuổi, họ yêu thích cái không khí, cảm giác mà uống trà mang lại hơn là vì nó tốt cho sức khỏe. Ngày Tết, con cháu thường biếu những món quà mà người nhận thích, có lợi cho sức khỏe nhưng không quá xa xỉ.

RELATED ARTICLES

Cuộc cách mạng “ 5 có, 5 không” trong đồng bào người Mông Sơn La

Các phong tục, hủ tục của người Mông được cải thiện, tiến bộ, đời sống ngày càng được nâng cao. Ảnh: Nam Trứ. Theo đó,...

Ca sĩ Mạnh Cường tri ân đêm nhạc “Điều giản dị” đầy cảm xúc lắng đọng, ngọt ngào

Ca sĩ Mạnh Cường. Ảnh: Phi Long. Khán giả Hà thành đã có những cảm xúc lắng đọng, ngọt ngào khi thưởng thức các phần...

Sơn La: Khai mạc Lễ hội “Trên quê hương vợ chồng A Phủ” năm 2023

Đây là lần đầu tiên xã Hồng Ngài tổ chức Lễ hội trên quê hương vợ chồng A Phủ. Lễ hội được tổ chức gồm...

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -

Most Popular

Bí ẩn loại trà quý hiếm đắt nhất hành tinh, giá gần 13 tỷ đồng/kg có gì đặc biệt?

Trà Phổ Nhĩ là một trong những loại trà đắt đỏ nhất hiện nay. Các loại trà quý hiếm từ lâu đã có giá cao...

“Đậm đà bánh sắn Đất Tổ” – Thứ quà quê dân dã

Bánh sắn là thứ quà quê dân dã mọi người nhớ mãi khi về vùng Đất Tổ. Cho đến vài năm trở lại đây, món...

Fìn Hồ Trà – Đặc sản vùng đất Phìn Hồ

“Minh chứng sống” cho cây chè Shan tuyết ở Phìn Hồ Cụ là Triệu Mùi Nghính - gương mặt “đại diện thương hiệu” của các...

Hải Phòng: Giống gà quý hiếm ở Cát Bà cần có phương án bảo tồn

Những con gà có bộ lông vàng óng, đôi chân dài tới 30cm vô cùng bắt mắt, ai nhìn cũng phải thốt lên và...

Recent Comments