Trang chủ Thế giới Tư Liệu Nguồn gốc trà đạo

Nguồn gốc trà đạo

ĐT24H- Trà đạo là sự kết hợp thú uống trà với tinh thần Thiền trong Phật giáo để nâng cao việc thưởng thức trà và dần phát triển thành nghệ thuật Trà đạo.

Ảnh minh họa

Con đường của trà đến tên gọi trà đạo

Trà bước vào cuộc sống con người nơi xứ sở hoa anh đào từ đầu thế kỉ thứ 12. Tương truyền rằng, vị cao tăng tên Eisai (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai này đã sáng tác ra cuốn “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký” (Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà. Trà gắn bó thân thiết với cuộc sống của mỗi gia đình người Nhật. Đến thế kỷ 15 người Nhật đã tôn vinh trà vào hàng tôn giáo thẩm mỹ học, nó được xây dựng dựa trên nền tảng của sự sùng bái cái đẹp, sự kết hợp hài hòa giữa cái lặng lẽ với những hỗn độn xấu xa của đời thường. Nó được người ta gọi với một cái tên rất tín ngưỡng :Trà đạo. Trà đạo được hình thành từ đó và mang tên gọi như thế cho đến bây giờ.

Người Trung Quốc cách đây 4000 năm đã có truyền thuyết về cách đun lá trà để uống nhằm giải khát rồi đến chữa bệnh. Đến khoảng thế kỷ thứ 8, các thi nhân Trung Hoa tô điểm và mang trà vào thi ca. Với nhiều người thời kỳ đó, trà là thú vui tao nhã thậm chí thiếu trà thì cuộc sống chẳng mấy thú vị. 

Phải chăng vì lẽ đó mà trà dần đạt đến cảnh giới gọi là “trà đạo” như bây giờ. ‘Trà đạo Trung Hoa’, ‘Trà đạo Nhật Bản’, ‘Trà đạo Việt Nam’…. đều được khơi nguồn từ “trà đạo” của xứ sở hoa anh đào.

Nghệ thuật thưởng thức trà đạo nói chung được nhiều người yêu thích bởi sự tinh tế. Trà đạo không chỉ hiểu đơn giản là thưởng thức trà mà thay vào đó nó còn là cách để người ta gạt đi mọi sự ưu phiền trong cuộc sống, tạo cảm giác an yên cho tâm hồn. 

Ý nghĩa của trà đạo

Uống trà ban đầu chỉ bắt nguồn từ công đoạn đơn giản là cho nước vào trà nhằm giải khát. Dần dà người ta chuyển tiếp bằng cách học pha và uống trà, rồi nghi thức thưởng trà cho đến lúc đúc kết thành trà đạo. Đây là một tiến trình không ngừng nghỉ mà cái đích cuối cùng con người muốn tới đó là biến uống trà trở thành một nét đẹp cho tâm hồn thư thả. Hiển nhiên ở đây trà đạo không đơn thuần là con đường, là phép tắc uống trà mà trên hết là một đường dẫn hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn. Trước tiên, uống trà hòa mình với thiên nhiên, để từ đây tu sửa tâm, nuôi dưỡng tính và đạt tới giác ngộ.

Nói đến trà đạo, chính là nói đến trạng thái của ‘tâm’, diễn biến của tâm lí của con người khi uống trà.

Đỉnh cao của trà đạo, cũng giống như đỉnh cao của kiếm đạo, cung đạo, hoa đạo, thư đạo,…Đó là tình trạng tâm hoàn toàn buông để vô tư hòa nhập vào sự việc một cách trọn vẹn nhất, thuần khiết nhất. Trà đạo rất tinh tế, vì bản thân nó đã toát lên sự tiện nghi trong sự giản dị. Bất kì ai ngồi thanh thản bên chén trà cũng đều hiện lên nét thư thái phóng khoáng, dù kẻ đó có là ông vua hay gã ăn mày đầu đường xó chợ.

Một ý nghĩa quan trọng nữa của trà đạo, chính là mang lại sự bình yên, thanh thản cho người uống trà, sự êm dịu của tâm hồn và sự khỏe mạnh của thể xác. Tóm lại, Trà Đạo giúp con người nhận ra những bất an và ổn định lại trạng thái bất an một cách nhanh nhất. Ngồi vào bàn trà mà tâm nôn nóng, suy nghĩ lăng xăng chắc chắn sẽ khó mà cảm nhận trọn vẹn hương vị của trà.

Một điều cũng đáng lưu ý nữa, nếu ở các môn nghệ thuật khác như kiếm đạo, thư đạo đều cùng phải dụng tâm, dụng ý, tập trung tinh thần cao độ, mà không có một trở lực nào thúc đẩy, thì các loại trà đều có khả năng làm cho người thưởng trà tỉnh táo hơn bởi nhờ vào những dược tính của trà.

Bốn nguyên tắc cơ bản của trà đạo bao gồm Hòa – Kính – Thanh – Tịch. Cụ thể các nguyên tắc này được hiểu như sau:

Hòa: Đây chính là sự hài hòa trong tất cả các yếu tố khi ngồi thưởng trà. Hài hòa giữa đất và trời, giữa người với người….

Kính: Đây được xem là sự kính trọng của người thưởng trà với các sự vật khác nhau, giữa người với người. Sự kính trọng này đạt đến cảnh giới khi mọi sự hòa hợp với nhau ở đỉnh điểm.

Thanh: Là lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh.

Tịch: Đây được hiểu là lòng thanh thản, sự nhẹ nhàng không vướng bận ưu phiền khi thưởng trà.

Trà đào được xem là một nghệ thuật, bởi nó cần có sự hài hòa về tất cả các yếu tố.

RELATED ARTICLES

Bình Liêu mùa đẹp nhất trong trong năm

Địa danh được mệnh danh là "sống lưng khủng long" tại Bình Liêu  Huyện Bình Liêu nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh,...

Hòa Bình: Khám phá vẻ đẹp thanh bình ở xóm du lịch cộng đồng bản Mường Giang Mỗ

Bản Mường Giang Mỗ (nay là xóm Mỗ) - chốn bình yên. Ảnh: Phi Long Cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 10 km,...

Trà Omijia: Món quà độc đáo đến từ xứ sở kim chi

Trà Omijia là loại trà lâu đời của Hàn Quốc. Sức thu hút của trà trước hết nằm ở màu sắc đỏ của trái...

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -

Most Popular

Bí ẩn loại trà quý hiếm đắt nhất hành tinh, giá gần 13 tỷ đồng/kg có gì đặc biệt?

Trà Phổ Nhĩ là một trong những loại trà đắt đỏ nhất hiện nay. Các loại trà quý hiếm từ lâu đã có giá cao...

“Đậm đà bánh sắn Đất Tổ” – Thứ quà quê dân dã

Bánh sắn là thứ quà quê dân dã mọi người nhớ mãi khi về vùng Đất Tổ. Cho đến vài năm trở lại đây, món...

Fìn Hồ Trà – Đặc sản vùng đất Phìn Hồ

“Minh chứng sống” cho cây chè Shan tuyết ở Phìn Hồ Cụ là Triệu Mùi Nghính - gương mặt “đại diện thương hiệu” của các...

Hải Phòng: Giống gà quý hiếm ở Cát Bà cần có phương án bảo tồn

Những con gà có bộ lông vàng óng, đôi chân dài tới 30cm vô cùng bắt mắt, ai nhìn cũng phải thốt lên và...

Recent Comments