Trang chủ Văn hóa – Thể thao Cọn nước Khả Cửu

Cọn nước Khả Cửu

ĐT24H - Vùng đất Khả Cửu, huyện Thanh Sơn không chỉ thu hút những người ưa khám phá bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, núi non trùng điệp, những đồi chè mướt mắt mà còn bởi biểu tượng làm nên bản sắc văn hóa riêng của vùng đất nơi đây, chính là những chiếc cọn nước ngày đêm “cõng” nước tưới tiêu cho đồng ruộng, đem lại mùa vàng ấm no cho bản làng.

Cọn nước, nét độc đáo của vùng đất Khả Cửu.

Khả Cửu quanh năm mây vờn núi biếc. Những bản làng nằm lọt dưới lòng thung lũng, tứ phía núi cao thăm thẳm khiến nơi đây mang vẻ đẹp thuần khiết của miền sơn cước. Một vùng đất tiềm năng để phát triển du lịch và bảo tồn nét văn hóa truyền thống của ông cha. Với lợi thế địa hình cảnh quan đẹp sẵn có của địa phương, những con suối nhỏ, cùng cọn nước, cánh đồng bằng phẳng… tạo nên một khung cảnh bình dị làm say đắm lòng người khi đến thăm.

Từ hàng trăm năm trước, người Mường định cư ở vùng sơn cước Khả Cửu đã tạo ra rất nhiều cọn nước. Nhờ lực đẩy của dòng nước chảy, các cọn nước cứ chầm chậm quay từng vòng bên suối. Những chiếc cọn nước hình tròn đủ các kích thước to nhỏ khác nhau, chiếc nhỏ đường kính 3-4m, chiếc lớn lên đến 6m. Theo vòng quay đều đều, nhịp nhàng, từng chiếc lan guồng của cọn sẽ đưa nước ở suối lên cao rồi đổ vào máng gỗ. Từ đây nước sẽ chảy vào những chiếc ống bương hoặc ống nhựa gắn sẵn để chảy về nhà hoặc ra đồng ruộng. 

Nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản văn hóa Mường đối với sự phát triển toàn diện của huyện, cũng như phát triển du lịch trên địa bàn huyện Thanh Sơn, UBND huyện đã xây dựng “Đề án kiểm kê, sưu tầm, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường giai đoạn 2017- 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn huyện Thanh Sơn”. Trong đó cọn nước cũng là một trong những di sản văn hóa Mường được bảo tồn.

Đến nay dù nhiều bản làng đã được lắp đặt đường dẫn nước sạch về, nhưng nhiều bà con đồng bào ở Khả Cửu vẫn giữ tập quán sử dụng cọn nước. Với họ, những chiếc cọn nước không chỉ là vật dụng lấy nước đơn thuần, mà còn là một biểu tượng văn hóa đặc sắc được truyền lại từ đời ông cha cần được giữ gìn. Nó vừa là sản phẩm sáng tạo lâu đời vừa như điểm tô cho bức tranh miền sơn cước thêm đẹp, từ đó tạo nên tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm.

RELATED ARTICLES

Cuộc cách mạng “ 5 có, 5 không” trong đồng bào người Mông Sơn La

Các phong tục, hủ tục của người Mông được cải thiện, tiến bộ, đời sống ngày càng được nâng cao. Ảnh: Nam Trứ. Theo đó,...

Ca sĩ Mạnh Cường tri ân đêm nhạc “Điều giản dị” đầy cảm xúc lắng đọng, ngọt ngào

Ca sĩ Mạnh Cường. Ảnh: Phi Long. Khán giả Hà thành đã có những cảm xúc lắng đọng, ngọt ngào khi thưởng thức các phần...

Sơn La: Khai mạc Lễ hội “Trên quê hương vợ chồng A Phủ” năm 2023

Đây là lần đầu tiên xã Hồng Ngài tổ chức Lễ hội trên quê hương vợ chồng A Phủ. Lễ hội được tổ chức gồm...

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -

Most Popular

Bí ẩn loại trà quý hiếm đắt nhất hành tinh, giá gần 13 tỷ đồng/kg có gì đặc biệt?

Trà Phổ Nhĩ là một trong những loại trà đắt đỏ nhất hiện nay. Các loại trà quý hiếm từ lâu đã có giá cao...

“Đậm đà bánh sắn Đất Tổ” – Thứ quà quê dân dã

Bánh sắn là thứ quà quê dân dã mọi người nhớ mãi khi về vùng Đất Tổ. Cho đến vài năm trở lại đây, món...

Fìn Hồ Trà – Đặc sản vùng đất Phìn Hồ

“Minh chứng sống” cho cây chè Shan tuyết ở Phìn Hồ Cụ là Triệu Mùi Nghính - gương mặt “đại diện thương hiệu” của các...

Hải Phòng: Giống gà quý hiếm ở Cát Bà cần có phương án bảo tồn

Những con gà có bộ lông vàng óng, đôi chân dài tới 30cm vô cùng bắt mắt, ai nhìn cũng phải thốt lên và...

Recent Comments