Trang chủ Doanh nghiệp 24/7 Tuyên Quang: Câu chuyện khởi nghiệp thành công từ hoa lan của...

Tuyên Quang: Câu chuyện khởi nghiệp thành công từ hoa lan của cô giáo Tạ Thị Quyên

ĐT24H - Kinh doanh hoa lan là một con đường không hề dễ dàng bởi nó đòi hỏi số vốn đầu tư lớn cũng như cần nhiều thời gian, công sức để chăm sóc cây. Đối với cô giáo Tạ Thị Quyên, đây càng là một lựa chọn mạo hiểm khi chị hoàn toàn bắt đầu từ con số 0. Để có được thành quả như ngày hôm nay, chị đã phải đánh đổi cả mồ hôi và cả nước mắt.

Cô giáo Tạ Thị Quyên bên những bông lan Phi Điệp tuyệt đẹp

Cho đến nay, đã là năm thứ 4 chị Quyên gắn bó với hoa lan. Với diện tích 140m2, ban đầu vườn lan nhỏ của cô chủ 8X cung cấp các giống lan phổ thông như Phú Thọ, HO, hồng yên thủy, hồng á hậu, hồng xòe, hồng mỹ nhân, … Sau nhiều nỗ lực, giờ đây vườn cũng đã có những giống lan cao cấp như bạch tuyết, Bảo Duy. Giá cả của các loại lan trong vườn dao động từ vài triệu đồng đến vài trăm triệu đồng/giỏ. Hiện tại, vườn lan Tạ Quyên đã thu hút được lượng lớn khách hàng từ khắp mọi miền đất nước.

Câu chuyện khởi nghiệp làm giàu từ hoa lan của cô giáo Tạ Thị Quyên

Sở dĩ, việc kinh doanh cây lan không giống như những mặt hàng khác. Nếu như thông thường, việc trao đổi chỉ dừng lại ở quá trình mua – bán thì đối với người kinh doanh hoa lan, chị Quyên phải theo sát khách hàng từ ngày bán cây cho đến cả quá trình hướng dẫn cách trồng cây, cách tưới dinh dưỡng sao cho hiệu quả, cách ươm ki, kích ki, kích hoa, trị bệnh cho cây. Mỗi ngày, chị vẫn nhận được nhiều câu hỏi từ khách hàng. Tuy công việc bận rộn nhưng chị luôn dành thời gian giải đáp hết tất cả các thắc mắc của khách về kĩ thuật trồng, chăm sóc cây.

Cô giáo Tạ Thị Quyên chăm sóc những giò lan quý

Theo cô giáo Tạ Thị Quyên, muốn tạo ra một thị trường lan bền vững thì những người đi trước phải truyền lại bài học, kiến thức về trồng cây cũng như về kinh doanh cho người đi sau. Hàng ngày, chị vẫn luôn hướng dẫn cho khách hàng cách chăm, cách tưới, cách tách cây. Với những khách hàng mới chơi lan, họ chưa có nhiều kinh nghiệm nên cần sự hướng dẫn nhiệt tình từ phía mình. Chị không “dấu nghề”, có bao nhiêu kĩ thuật, kinh nghiệm chị muốn chia sẻ hết cho khách bởi khi cây của khách mua về phát triển tốt, sinh lời cao thì sau này họ mới có động lực để tiếp tục nuôi và kinh doanh lan, cây của khách cũng như cây của mình vậy.

Giờ đây cô giáo Tạ Thị Quyên đã nắm bắt được đặc điểm sinh thái của từng loại lan
Cô giáo Tạ Thị Quyên được đánh giá là người mạnh dạn trọng việc khởi nghiệp từ cây lan.

Vốn là một người yêu thiên nhiên nên chị rất thích thú và từ đó thường xuyên theo dõi các buổi livestream, các diễn đàn về hoa lan trên Internet. Càng tìm hiểu, chị càng đam mê nên đã tích cực tìm tòi, nghiên cứu về các giống lan rừng.

“Ở thời điểm đó, tôi là một giáo viên mầm non với thu nhập rất thấp và phải buôn bán thêm các mặt hàng như quần áo, nông sản ngoài giờ làm việc để trang trải cuộc sống. Nhận thấy lòng say mê với lan rừng cũng như tiềm năng kinh tế của nó, tôi quyết định thử kinh doanh mặt hàng này để tạo ra một nguồn thu nhập ổn định hơn”, chị Quyên nói.

Vườn lan của cô giáo Tạ Thị Quyên là địa chỉ thân thuộc của những người yêu lan trên địa bàn

Sau một thời gian giành dụm, chị Quyên mua được ki 5 CT Phú Thọ đầu tiên nhưng do chưa biết cách chăm nên đành bán lỗ. Về sau, chị lại vay ngân hàng 100 triệu đồng để làm một dàn nhỏ 27m2 và nhập thêm một lô 5 CT Phú Thọ, 5 CT Hiển Oanh về nuôi. Mỗi ki lúa non trên thân lúc bấy giờ có giá 35 triệu đồng/ki. May mắn là rất nhiều người tìm đến chị và đặt trước lúa non. Số tiền đó chị lại tiếp tục đầu tư những mặt hàng lan 5 CT khác. Cứ như vậy, một thời gian sau vườn của chị Quyên đã phủ kín cả lan thường và lan đột biến.

Cô giáo Tạ Thị Quyên luôn tin tưởng vào sự lựa chọn của mình

“Có lúc cây yếu, cây chết do lượng phân, thuốc chưa hợp lý, lúc lại do điều kiện thời tiết làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Có thời điểm tôi phải gom góp, vay mượn và chốt đc 1 ki lan bạch tuyết với giá 130 triệu đồng, vậy nhưng do không biết cách chăm sóc nên 3 ngày sau cây lại chết. Thất bại này đã để lại nhiều bài học quý giá cho tôi. Với tôi, muốn thành công phải luôn sẵn lòng đón nhận thất bại”, chị Quyên cho hay.

Cũng theo chủ vườn lan, dù trải qua một vài lần thất bại nhưng chị chưabao giờ nghĩ đến chuyện bỏ cuộc,mà càng quyết tâm học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi các kiến thức về kỹ thuật nhân giống, trồng lan từ trên mạng và từ những người đi trước. Chị đã đi nhiều nơi để tích lũy kiến thức về lan cũng như cách làm kinh tế từ lan. Cứ thế, một mình chị tự tay chăm sóc cả vườn lan từ lúc ươm mầm cho đến khi cây trưởng thành, ra hoa. Về sau, khi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, dần dần, việc kinh doanh lan rừng của chị Quyên bắt đầu khởi sắc. Lúc đó, chị lại tiếp tục đầu tư vào các dòng lan cao cấp hơn.

Nhờ có cây lan mà cô giáo Tạ Thị Quyên có thêm nhiều mối quan hệ và tri kỷ lan khắp mọi miền

Ngay từ khi khởi nghiệp, chị Quyên phải hoàn toàn tự đứng lên bằng đôi chân của mình. Khi chị quyết định vay mượn khoản tiền rất lớn để mở rộng quy mô vườn lan thì người nhà không ủng hộ việc kinh doanh này và đã phản đối chị kịch liệt. Hàng ngày, chị Quyên vẫn kiên trì livestream trên trang cá nhân để kinh doanh các dòng lan. Vì thời điểm đó công việc chính vẫn là nghề giáo viên nên chị phải tranh thủ vào những giờ nghỉ trưa để làm thêm.

Nhìn lại con đường đã qua, cô giáo Tạ Thị Quyên thêm mạnh mẽ gắn bó với cây lan và không ngững nỗ lực kết nối các hoạt động thiện nguyện từ cây lan

Trải qua biết bao nhiêu sóng gió, đến thời điểm hiện tại, chị đã có cơ ngơi nhỏ cho riêng mình cũng như công việc kinh doanh thành công. Bên cạnh đó, chị Quyên cũng dành nhiều thời gian, kinh tế của mình cho hoạt động từ thiện xã hội nhằm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khăn và đồng bào ở vùng có thiên tai. Để giờ đây, trong giới chơi lan khắp các vùng miền còn còn xa lại với cô giáo Tạ Thị Quyên, người Tuyên Quang đam mê vẻ đẹp của hoa lan, từng bước chinh phục những nấc thang thành công của nghề nghiệp và không ngừng truyền lửa đam mê cho những người yêu lan.

—-

Hãy kết nối và chia sẻ với Vườn Lan Tạ Quyên của cô giáo Tạ Thị Quyên (địa chỉ tại tổ 1 Nông Tiến, TP Tuyên Quang) tại địa chỉ Facebook cá nhân duy nhất – https://www.facebook.com/profile.php?id=100009111721311

RELATED ARTICLES

“Đậm đà bánh sắn Đất Tổ” – Thứ quà quê dân dã

Bánh sắn là thứ quà quê dân dã mọi người nhớ mãi khi về vùng Đất Tổ. Cho đến vài năm trở lại đây, món...

Fìn Hồ Trà – Đặc sản vùng đất Phìn Hồ

“Minh chứng sống” cho cây chè Shan tuyết ở Phìn Hồ Cụ là Triệu Mùi Nghính - gương mặt “đại diện thương hiệu” của các...

Hải Phòng: Giống gà quý hiếm ở Cát Bà cần có phương án bảo tồn

Những con gà có bộ lông vàng óng, đôi chân dài tới 30cm vô cùng bắt mắt, ai nhìn cũng phải thốt lên và...

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -

Most Popular

Bí ẩn loại trà quý hiếm đắt nhất hành tinh, giá gần 13 tỷ đồng/kg có gì đặc biệt?

Trà Phổ Nhĩ là một trong những loại trà đắt đỏ nhất hiện nay. Các loại trà quý hiếm từ lâu đã có giá cao...

“Đậm đà bánh sắn Đất Tổ” – Thứ quà quê dân dã

Bánh sắn là thứ quà quê dân dã mọi người nhớ mãi khi về vùng Đất Tổ. Cho đến vài năm trở lại đây, món...

Fìn Hồ Trà – Đặc sản vùng đất Phìn Hồ

“Minh chứng sống” cho cây chè Shan tuyết ở Phìn Hồ Cụ là Triệu Mùi Nghính - gương mặt “đại diện thương hiệu” của các...

Hải Phòng: Giống gà quý hiếm ở Cát Bà cần có phương án bảo tồn

Những con gà có bộ lông vàng óng, đôi chân dài tới 30cm vô cùng bắt mắt, ai nhìn cũng phải thốt lên và...

Recent Comments