Trang chủ Văn hóa – Thể thao Người dân châu Á làm gì trong ngày Thất Tịch?

Người dân châu Á làm gì trong ngày Thất Tịch?

ĐT24H - Lễ Thất Tịch theo văn hóa phương Đông được xem là ngày lễ tình yêu, người phương Tây gọi là ngày Valentine Đông Á và được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm.

Lễ Thất Tịch diễn ra vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm. 

Nguồn gốc ngày Thất Tịch

Ngày lễ này được dựa trên câu chuyện cổ tích từ Trung Quốc mang tên Ngưu Lang Chức Nữ. Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng vì say mê Chức Nữ – một tiên nữ dệt vải nên đã bỏ bê việc chăn trâu và để trâu đi vào cung điện.

Ngọc Hoàng tức giận nên đã bắt hai người phải xa cách nhau và mỗi năm chỉ được gặp nhau vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. Trong giây phút tiễn biệt, cả hai đều khóc và nước mắt của họ đã rơi xuống trần gian hóa thành cơn mưa. Người đời gọi đó là mưa ngâu.

Phong tục trong ngày Thất Tịch của một số nước Châu Á

Ở một số nước châu Á, người dân đã có những phong tục đặc biệt để tưởng nhớ về truyền thuyết này.

Tại Trung Quốc

Đây là ngày hội truyền thống ở Trung Quốc để các cô gái trẻ trưng bày các món đồ nghệ thuật tự tạo và cầu mong lấy được một tấm chồng tốt.

Bên cạnh đó, vào lễ Thất Tịch, các cô gái sẽ cùng ngồi dưới trăng, tập thêu thùa, cầu mong Chức Nữ se cho mối duyên lành.

Còn có một hoạt động lễ hội phổ biến là khắc trái cây. Vào ngày này, người ta có thể thấy những bông hoa, những con chim được khắc tinh xảo lên nhiều loại trái cây để thể hiện sự khéo tay. Vì nhiều loại dưa có bề mặt trơn nhẵn nên chúng được xem là loại quả lý tưởng cho việc điêu khắc.

Vào lễ Thất Tịch, phụ nữ muốn trổ tài khéo tay thường làm món xảo quả, món bánh chiên có thành phần bột, đường và mè đen.

Ảnh minh họa. 

Tại Việt Nam

Lễ Thất Tịch còn được biết với tên gọi “Ông Ngâu bà Ngâu”. Người Việt có câu: “Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu/ Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền” để nói về mối tình bi thảm này.

Trong ngày này, các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên son sắt, bền lâu.

Ngoài ra, giới trẻ cũng thường truyền miệng nhau rằng ăn chè đậu đỏ để hi vọng tình yêu đôi lứa thêm bền vững hay người độc thân tìm được tình duyên cho bản thân.

Ảnh minh họa. 

Tại Nhật Bản

Người Nhật cũng có một  truyền thuyết về nàng tiên dệt vải Orihime và anh chàng chăn trâu Hikoboshi tương tự câu chuyện Ngưu Lang – Chức Nữ ở Trung Quốc.

Vào ngày lễ hội, người Nhật viết mong ước của mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu khấn Orihime sẽ giúp họ khéo léo hơn trong công việc may vá, viết chữ đẹp cũng như mong muốn Hikoboshi mang đến cho họ những vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng.

Ảnh minh họa. 

Ngoài ra nhiều đôi lứa đang yêu cũng tới các đền thờ để cầu nguyện, mong tìm được ý trung nhân.

Vào ngày lễ này, người Nhật cũng có phong tục ăn mì somen vào buổi tối. Người xưa cho rằng những sợi mì Somen giống như những sợi tơ mà Orihime đã dệt nên khi chờ đợi đến ngày gặp lại Hikoboshi.

Tại Hàn Quốc

Ngày lễ Thất Tịch ở Hàn Quốc còn được gọi là Chilseok. Theo truyền thống của người Hàn, họ sẽ tắm để có sức khỏe tốt. Cùng với đó, các món ăn mà họ sẽ thưởng thức trong ngày này là bánh mì bột mì và bánh mì nướng.

Vì những cơn gió lạnh sau ngày Chilseok sẽ làm hỏng hương thơm của lúa mì nên dịp lễ này người ta thường xem đây là cơ hội cuối cùng để thưởng thức các món ăn làm từ lúa mì.

RELATED ARTICLES

Cuộc cách mạng “ 5 có, 5 không” trong đồng bào người Mông Sơn La

Các phong tục, hủ tục của người Mông được cải thiện, tiến bộ, đời sống ngày càng được nâng cao. Ảnh: Nam Trứ. Theo đó,...

Ca sĩ Mạnh Cường tri ân đêm nhạc “Điều giản dị” đầy cảm xúc lắng đọng, ngọt ngào

Ca sĩ Mạnh Cường. Ảnh: Phi Long. Khán giả Hà thành đã có những cảm xúc lắng đọng, ngọt ngào khi thưởng thức các phần...

Sơn La: Khai mạc Lễ hội “Trên quê hương vợ chồng A Phủ” năm 2023

Đây là lần đầu tiên xã Hồng Ngài tổ chức Lễ hội trên quê hương vợ chồng A Phủ. Lễ hội được tổ chức gồm...

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -

Most Popular

Bí ẩn loại trà quý hiếm đắt nhất hành tinh, giá gần 13 tỷ đồng/kg có gì đặc biệt?

Trà Phổ Nhĩ là một trong những loại trà đắt đỏ nhất hiện nay. Các loại trà quý hiếm từ lâu đã có giá cao...

“Đậm đà bánh sắn Đất Tổ” – Thứ quà quê dân dã

Bánh sắn là thứ quà quê dân dã mọi người nhớ mãi khi về vùng Đất Tổ. Cho đến vài năm trở lại đây, món...

Fìn Hồ Trà – Đặc sản vùng đất Phìn Hồ

“Minh chứng sống” cho cây chè Shan tuyết ở Phìn Hồ Cụ là Triệu Mùi Nghính - gương mặt “đại diện thương hiệu” của các...

Hải Phòng: Giống gà quý hiếm ở Cát Bà cần có phương án bảo tồn

Những con gà có bộ lông vàng óng, đôi chân dài tới 30cm vô cùng bắt mắt, ai nhìn cũng phải thốt lên và...

Recent Comments