Trang chủ Doanh nghiệp 24/7 Giải pháp tháo gỡ khó khăn của ngành chè tỉnh Thái Nguyên...

Giải pháp tháo gỡ khó khăn của ngành chè tỉnh Thái Nguyên trước đại dịch Covid -19

ĐT24H - Thời điểm này, người dân trồng chè ở huyện miền núi đang chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19 khi thị trường tiêu thụ đình trệ, giá cả thu mua giảm mạnh. Điển hình là vùng chè Tân Cương Thái Nguyên.

Với khí hậu đặc thù, thổ nhưỡng phù hợp, Thái Nguyên là một trong những vùng sản xuất chè lớn nhất của cả nước với khoảng trên 22.000ha vùng nguyên liệu.

Năm 2011 vùng đặc sản chè Tân Cương đã được trao chứng nhận chỉ dẫn địa lý, như vậy chất lượng và thương hiệu cũng đã được khẳng định. Tuy nhiên, hiện nay giá trị kinh tế từ ngành chè đem lại chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, khó khăn lớn nhất của ngành chè hiện cả nước nói chung và vùng chè Tân Cương Thái Nguyên hiện nay là vùng nguyên liệu quy mô nhỏ, phân tán. Hiện rất ít doanh nghiệp, hợp tác xã có điều kiện đầu tư chế biến sâu. Tỉ lệ chè xuất khẩu còn thấp, cần cải tiến hơn nữa mẫu mã, tạo ra nhiều sản phẩm khác biệt từ chè để đẩy mạnh xuất khẩu… Tỉnh cần có nhiều giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là việc tích tụ đất đai nhằm thu hút đầu tư vào vùng nguyên liệu cho ngành chè.

Để thúc đẩy ngành chè phát triển theo hướng bền vững, gia tăng thu nhập cho người làm chè, ông Dương Văn Lượng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, đơn vị liên quan cần phải quan tâm nhiều hơn tới các doanh nghiệp, hợp tác xã ngay từ khâu sản xuất, chế biến cho tới tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường quản lý nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên”. Đồng thời, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng văn bản hướng dẫn việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để làm vùng nguyên liệu chè. Bên cạnh đó, cần tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới trong năm 2021 cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây chè. Ngoài ra, ông cũng đề nghị các doanh nghiệp, hợp tác xã cần chủ động liên kết với các hộ dân để mở rộng vùng nguyên liệu, các đơn vị liên quan tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Hội Chè Thái Nguyên tham gia các hoạt động quảng bá thương hiệu, xúc tiến đầu tư.

Đổi mới quy trình sản xuất, chế biến, nâng cao giá trị xuất khẩu

Bên cạnh đó, để ngành chè có hướng đi bền vững sau đại dịch, cần áp dụng và triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đổi mới quy trình sản xuất, chế biến, nâng cao giá trị xuất khẩu. Tăng nội tiêu, tăng chế biến nhằm giảm áp lực lên xuất khẩu chè.

Cùng với các ngành hàng khác, thì ngành chè cũng đang đẩy mạnh hợp tác công tư (PPP) nhằm hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Điều này giúp ngành chè Việt Nam được nâng cao cả về chất lượng và vị thế để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát triển ngành chè bền vững quan trọng nhất vẫn là truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm. Ở góc độ cơ quan quản lý, ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật – Bộ NN&PTNT cho biết, dưới vai trò quản lý Nhà nước, Cục Bảo vệ thực vật đã tham gia vào nhóm PPP của ngành chè. Cùng với Hiệp hội Chè Việt Nam và 12 công ty, Cục Bảo vệ thực vật đã thành lập những tổ đội chuyên trách vấn đề bảo vệ thực vật. Theo đó, những tổ đội sẽ có nhiệm vụ tập huấn cho người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, cách kiểm soát dư lượng thuốc, cách nhận biết danh sách những loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên cây chè. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo chất lượng sản phẩm chè, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để phục vụ cho xuất khẩu. Cùng với vấn đề an toàn thực phẩm, việc truy xuất nguồn gốc, cấp mã số vùng trồng cũng đang được các nước nhập khẩu đặc biệt quan tâm, nhất là khi các Hiệp định FTA được thực thi.

Năm tới đây cần giữ ổn định diện tích cây chè, nhưng phải nâng cao giá trị gia tăng của chè và sản phẩm trà. Các địa phương cần đánh giá lại thực trạng sản xuất, kinh doanh, đầu tư, chỉ đạo, tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu. Nhằm nâng cao chất lượng trà, cần đẩy mạnh chế biến, liên kết; phân khúc sản phẩm trà, từ đó gắn với chọn giống và chế biến trà; chú ý phát triển, nâng cao chất lượng các sản phẩm mới, nhưng đồng thời cũng phải nâng cao chất lượng sản phầm trà truyền thống.

Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Nguyễn Xuân Sỹ

RELATED ARTICLES

“Đậm đà bánh sắn Đất Tổ” – Thứ quà quê dân dã

Bánh sắn là thứ quà quê dân dã mọi người nhớ mãi khi về vùng Đất Tổ. Cho đến vài năm trở lại đây, món...

Fìn Hồ Trà – Đặc sản vùng đất Phìn Hồ

“Minh chứng sống” cho cây chè Shan tuyết ở Phìn Hồ Cụ là Triệu Mùi Nghính - gương mặt “đại diện thương hiệu” của các...

Hải Phòng: Giống gà quý hiếm ở Cát Bà cần có phương án bảo tồn

Những con gà có bộ lông vàng óng, đôi chân dài tới 30cm vô cùng bắt mắt, ai nhìn cũng phải thốt lên và...

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -

Most Popular

Bí ẩn loại trà quý hiếm đắt nhất hành tinh, giá gần 13 tỷ đồng/kg có gì đặc biệt?

Trà Phổ Nhĩ là một trong những loại trà đắt đỏ nhất hiện nay. Các loại trà quý hiếm từ lâu đã có giá cao...

“Đậm đà bánh sắn Đất Tổ” – Thứ quà quê dân dã

Bánh sắn là thứ quà quê dân dã mọi người nhớ mãi khi về vùng Đất Tổ. Cho đến vài năm trở lại đây, món...

Fìn Hồ Trà – Đặc sản vùng đất Phìn Hồ

“Minh chứng sống” cho cây chè Shan tuyết ở Phìn Hồ Cụ là Triệu Mùi Nghính - gương mặt “đại diện thương hiệu” của các...

Hải Phòng: Giống gà quý hiếm ở Cát Bà cần có phương án bảo tồn

Những con gà có bộ lông vàng óng, đôi chân dài tới 30cm vô cùng bắt mắt, ai nhìn cũng phải thốt lên và...

Recent Comments