Trang chủ Văn hóa – Thể thao Nhà báo, nhạc sĩ Đinh Văn Bình: Âm nhạc là điểm tựa...

Nhà báo, nhạc sĩ Đinh Văn Bình: Âm nhạc là điểm tựa tinh thần

ĐT24H - Vốn sinh ra và lớn lên ở vùng quê văn vật, thường được nhắc đến với tên gọi “làng nghề, làng văn” (Hà Tây cũ) nên nhà báo, nhạc sĩ Đinh Văn Bình như được thừa hưởng những “đặc sản” về văn chương, nghệ thuật của quê hương. Anh hiện đang công tác tại Tạp chí Làng nghề Việt Nam, hội viên Hội nhà báo Việt Nam, hội viên Hội âm nhạc Hà Nội.

Nhà báo, nhạc sĩ Đinh Văn Bình

Nhạc sĩ, nhà báo Đinh Văn Bình, sinh ngày 02/9/1985 tại xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội và hiện đang sinh sống tại xã Hùng Tiến, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Anh từng học Khoa Du lịch tại Trường Đại học dân lập Văn Lang (trong Thành phố Hồ Chí Minh). Năm 2006, anh trở ra Hà Nội ôn thi, trúng tuyển và tốt nghiệp Khoa Văn hóa – Nghệ thuật tại Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương (năm 2011); tốt nghiệp Trường  Đại học Luật Hà Nội (năm 2018); được cấp giấy chứng nhận đào tạo “Nghề Luật sư” tại Học viện Tư pháp (năm 2019). Hiện anh đang theo học lớp “Cao học Quản lý báo chí và truyền thông” tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Đến với âm nhạc là một cơ duyên

Nói về con đường đến với âm nhạc, Nhạc sĩ, nhà báo Đinh Văn Bình kể lại: “Thời gian học cấp III tại Trường THPT Mỹ Đức A (huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội), thi thoảng tôi lại được nghe những những bài hát âm hưởng dân ca trên làn sóng Đài tiếng nói Việt Nam làm tôi rất thích thú. Những năm sau đó, khi vào Thành phố Hồ Chí Minh học Đại học, tôi ở trọ cùng nhà với ca sĩ, diễn viên điện ảnh Phạm Tấn Hồng; hàng ngày tôi được nghe nhạc (từ nhạc Bolero, đờn ca tài tử, cải lương) rồi đến nhạc trẻ, nhạc trữ tình, âm hưởng dân gian; thi thoảng lại được nghe các anh chị trong một ban nhạc (gần nhà trò) hát và tập nhảy; được tham gia 2 khóa học nhẩy cổ điển và hiện đại,… ; tham gia đội văn nghệ trong 2 chương trình Mùa hè xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả đã vun đắp trong tôi một tình yêu đối với âm nhạc.”

Nhạc sĩ cho biết thêm: “Năm 2006 trở về Hà Nội, hàng ngày nghe nhạc, tập hát các bài hát yêu thích, đi ôn luyện để thi vào Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội và Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Từ khi theo học khoa Văn hóa – Nghệ thuật tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, con đường âm nhạc của tôi bắt đầu từ đó”.

“Tại trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương, tôi đăng ký học chuyên ngành Thanh nhạc; rồi tham gia các lớp nhạc cụ, sân khấu, múa; học sáng tác ca khúc, làm thơ, viết kịch bản sân khấu, rồi tìm tòi học các viết báo.

Khi tốt nghiệp ra trường, tôi theo đuổi đam mê viết báo, những lúc rảnh thì ngồi nhà viết thơ, viết nhạc (có thời gian tham gia biên soạn sách lịch sử Đảng bộ địa phương; Tham gia Đoàn làm phim)” – Nhạc sĩ, nhà báo Đinh Văn Bình chia sẻ.

Ngay từ khi còn là sinh viên, ngồi trên ghế giảng đường đại học, Nhạc sĩ, Nhà báo Đinh Văn Bình đã có bài báo, bài thơ được đăng tải và có nhuận bút. Thời điểm này, anh cũng có những sáng tác âm nhạc, những kịch bản sân khấu đầu tay được thầy cô, bạn bè động viên khích lệ. Anh đã viết đều tay hơn trong các lĩnh vực mà anh lựa chọn: viết báo, sáng tác ca khúc, viết kịch bản sân khấu,…

Chặng đường 12 năm viết nhạc

Về lĩnh vực sáng tác, đến nay nhà báo, nhạc sĩ Đinh Văn Bình viết các ca khúc âm nhạc với các chủ đề về tình yêu, quê hương đất nước, mái trường, thầy cô và tuổi học trò,v.v…  Đối với anh, sáng tác ca khúc là để rèn luyện kỹ năng và hát cho bạn bè nghe. Khi có điều kiện về kinh tế thì mới hòa thanh phối khí để công bố những sản phẩm âm nhạc ra bên ngoài.

Nói về chặng đường sáng tác ca khúc của mình, Nhà báo, Nhạc sĩ Đinh Văn Bình vui vẻ, thuật lại: “Tôi bắt đầu sáng tác ca khúc từ năm 2008, việc viết nhạc đến với tôi một cách tình cờ khi một người bạn thân nhờ tôi ký âm cho một sáng tác mới. Quá trình ký âm, chỉnh sửa bản nhạc, cũng là lúc tôi mày mò, đọc các sách về âm nhạc; kiến thức về sáng tác ca khúc. Bản nhạc đầu tiên được viết đi viết lại nhiều lần, mỗi lần viết lại là mỗi lần tôi tích lũy thêm những kỹ năng về sáng tác ca khúc, để từ đó cho ra đời những bản nhạc tiếp theo. Trong thời gian là sinh viên trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, tôi đã viết được trên 30 ca khúc. Giai đoạn đầu, mỗi khi viết xong một ca khúc mới, tôi đều nhờ các thầy dạy sáng tác chỉ bảo, góp ý thêm; nhờ anh em, bạn bè trong lĩnh vực sáng tác góp ý chỉnh sửa. Quá trình sáng tác âm nhạc của tôi đó là điểm khởi đầu.

Năm 2018, được nhạc sĩ Đặng Tài Tuệ giúp đỡ, giới thiệu tôi về Hội Âm Nhạc Hà Nội. Được tham gia sinh hoạt tại Hội Âm nhạc Hà Nội; được tiếp xúc, học hỏi nhiều các nhạc sĩ tên tuổi, đã giúp các tác phẩm của tôi ngày càng có chất lượng tốt hơn. Là điểm tựa để tôi viết thêm nhiều bài hát mới, ổn định hơn về nội dung và hình thức tác phẩm trong những năm tiếp theo.” – Nhạc sĩ cho biết.

Những tác phẩm tiêu biểu của anh có thể kể đến, đó là các bài: Nơi em về làm dâu; Đời không thể thiếu em; Nhớ người em gái miền Nam; Về miền đất Hương Sơn; Sen Việt; Ứng Hòa quê hương tôi; Hoàng Mai ơi; Câu chuyện mùa thu; Quê hương trong tình yêu em; Bình yên quận Cầu Giấy; Hiệp Thuận yêu thương; Làng tôi; Đinh Xuyên quê mình; Thạch Hãn – Khúc ca buồn; Tình yêu người lính; Làng nghề quê tôi; Khúc ca Làng nghề Việt; Có phải mẹ tìm anh; Về thăm Huế chiều hôm; Biển Thiên Cầm; Hải Tiến quê tôi,v.v….

Từ khi về Hội Âm nhạc Hà Nội, chất lượng các sáng tác của anh được nâng lên một tầm cao mới, bởi anh được tiếp xúc với nhiều nhạc sĩ tên tuổi, như: Đoàn Bổng, Đặng Nhất Mai, Nguyễn Tài Tuệ, Đặng Tài Tuệ, Ngọc Khuê, Nguyễn Cường, Đinh Quang Hợp, Đinh Trung Cẩn, Đức Dũng, Nguyễn Đăng Tài,…; được thường xuyên trao dồi, rèn luyện về cách thức sáng tác ca khúc; tham dự các trại sáng tác do Hội Âm nhạc tổ chức. Nhiều bản thảo ca khúc được các nhạc sĩ góp ý, chỉnh sửa để nâng cao chất lượng các sáng tác.

Có thể nói, từ khi về làm việc tại Thời báo Làng nghề Việt (nay chuyển đổi thành Tạp chí Làng nghề Việt Nam), ngòi bút của anh như có thêm cơ hội để tỏa sáng. Anh chịu khó viết nhiều hơn và đều tay ở các lĩnh vực báo chí, âm nhạc,…

Nhạc sĩ, Nhà báo Đinh Văn Bình được kết nạp vào Hội Âm nhạc Hà Nội tháng 8/2018. Đến nay đã sáng tác được trên 130 ca khúc. Trong Chương trình giới thiệu tác phẩm mới tháng 2/2020, Kênh truyền hình nhân dân đã lựa chọn và giới thiệu ca khúc “Về miền đất Hương Sơn” của tác giả Đinh Văn Bình. Tháng 8/2020, Kênh truyền hình Nhân Dân cũng đã lựa chọn, giới thiệu ca khúc “Câu chuyện mùa thu – Nhạc: Đinh Văn Bình, Thơ: Vũ Thị Hương” qua phần thể hiện của ca sĩ Thanh Thủy trong Chương trình giới thiệu tác phẩm mới trên kênh Truyền hình Nhân Dân.
RELATED ARTICLES

Cuộc cách mạng “ 5 có, 5 không” trong đồng bào người Mông Sơn La

Các phong tục, hủ tục của người Mông được cải thiện, tiến bộ, đời sống ngày càng được nâng cao. Ảnh: Nam Trứ. Theo đó,...

Ca sĩ Mạnh Cường tri ân đêm nhạc “Điều giản dị” đầy cảm xúc lắng đọng, ngọt ngào

Ca sĩ Mạnh Cường. Ảnh: Phi Long. Khán giả Hà thành đã có những cảm xúc lắng đọng, ngọt ngào khi thưởng thức các phần...

Sơn La: Khai mạc Lễ hội “Trên quê hương vợ chồng A Phủ” năm 2023

Đây là lần đầu tiên xã Hồng Ngài tổ chức Lễ hội trên quê hương vợ chồng A Phủ. Lễ hội được tổ chức gồm...

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -

Most Popular

Bí ẩn loại trà quý hiếm đắt nhất hành tinh, giá gần 13 tỷ đồng/kg có gì đặc biệt?

Trà Phổ Nhĩ là một trong những loại trà đắt đỏ nhất hiện nay. Các loại trà quý hiếm từ lâu đã có giá cao...

“Đậm đà bánh sắn Đất Tổ” – Thứ quà quê dân dã

Bánh sắn là thứ quà quê dân dã mọi người nhớ mãi khi về vùng Đất Tổ. Cho đến vài năm trở lại đây, món...

Fìn Hồ Trà – Đặc sản vùng đất Phìn Hồ

“Minh chứng sống” cho cây chè Shan tuyết ở Phìn Hồ Cụ là Triệu Mùi Nghính - gương mặt “đại diện thương hiệu” của các...

Hải Phòng: Giống gà quý hiếm ở Cát Bà cần có phương án bảo tồn

Những con gà có bộ lông vàng óng, đôi chân dài tới 30cm vô cùng bắt mắt, ai nhìn cũng phải thốt lên và...

Recent Comments