Trang chủ Văn hóa – Thể thao Huyện Thanh Thủy (Phú Thọ): Người dân làm giàu từ nghề truyền...

Huyện Thanh Thủy (Phú Thọ): Người dân làm giàu từ nghề truyền thống đan lát

ĐT24H - Làng nghề đan lát Ba Đông, xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy là nghề có bề dày lịch sử từ lâu đời của huyện Thanh Thủy cho đến năm 2005 được UBND tỉnh Phú Thọ công nhận làng nghề truyền thống. Nghề đã góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân nơi đây.

Truyền nghề để gìn giữ, phát huy nghề truyền thống luôn được người cao tuổi ở Ba Đông quan tâm.

Nghề đan lát được hình thành từ những con nước

Xưa, làng Ba Đông nói riêng và xã Hoàng Xá nói chung sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp và đánh bắt thủy sản. Điều kiện tự nhiên của xã là vùng chiêm chũng, đến mùa nước ngập cá tôm trong các cánh đồng nhiều. Bà con đã mày mò học được nghề đan lát các dụng cụ như lờ đánh cá, rậm đánh cá, đan lưới và răng lưới để đánh bắt cá. Từ những vật vô tri vô giác của tự nhiên có sẵn trong vùng như cây che, cây giang, cây nứa… bà con đã thổi hồn vào để thành những dụng cụ thủ công đã giúp cho việc khai thác thủy sản được thuận lợi. Cứ từ đời này qua đời khác truyền nghề cho nhau và lan rộng trong khắp xã.

Đặc biệt, kể từ khi Nhà nước xây dựng thủy điện Hòa Bình thì nghề đan chúm của làng càng phát triển mạnh. Số lao động tham gia làm nghề ngày càng nhiều. Sản phẩm làm ra không chỉ được tiêu thụ trong huyện mà phục vụ cho người dân đánh bắt tôm ở thượng nguồn sông Đà như: Hòa Bình, Sơn La. Nghề đan chúm mang lại thu nhập không nhỏ cho mỗi gia đình. 

Nghề phụ nhưng thu nhập chính

Trao đổi với chúng tôi, ông Vương Văn Bình chia sẻ: “Tôi làm nghề này đã 50 năm có lẻ. Nghề này tuy không khó nhưng phải kiên trì bởi nhiều công đoạn từ pha tre, chẻ nan, vót nan, đan, mết, cạp… mới ra được sản phẩm hoàn chỉnh. Mà làm cũng phải biết chọn tre thẳng, thưa đốt, không non quá cũng không già quá thì đan mới đẹp, mới bền được. Giờ thì đan quanh năm, khâu tiêu thụ không phải lo bởi mang ra chợ là có người thu mua. Ngày trước sản phẩm làm ra chủ yếu được bán ở các chợ quê trong huyện nhưng nay được bán sang cả những tỉnh lân cận. Sản phẩm đan lát của Hoàng Xá có tiếng lâu rồi. Nghề phụ nhưng mang lại thu nhập chính đấy”.

Trong quá trình sản xuất tận dụng được sức lao động của mọi lứa tuổi từ trẻ đến già. Mỗi lao động có thể đan từ 20- 40 cái chúm tôm/ ngày hoặc hơn thế tùy theo tay nghề. Mỗi cái chúm có giá từ 900 đồng đến 1.200 đồng theo mỗi loại chúm trừ chi phí lãi khoảng 500 đồng/cái, cho thu nhập khoảng 10.000-20.000 đồng/ ngày. Gia đình anh Nguyễn Văn Thành ngoài đan chúm tôm còn đan rổ giá thúng mủng và làm dịch vụ chẻ nan cho các hộ trong làng, bình quân thu nhập mỗi ngày cũng được từ 30.000- 40.000 đồng. Đây là nguồn thu nhập chính để vợ chồng anh nuôi các con ăn học, xây dựng nhà cửa và mua sắm các phương tiện sinh hoạt. 

Nhờ có nghề đan lát mà nhiều gia đình trong làng đã thoát nghèo, giảm nghèo, nhiều hộ vươn lên trở thành hộ khá có thu nhập ổn định. Chẳng thế mà hiện nay làng Ba Đông có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất xã, 100% hộ có phương tiện nghe nhìn, tỷ lệ hộ có nhà xây chiếm trên 70%, làng đã xây dựng được quy ước chung và thành lập các tổ chức xã hội về nghề như câu lạc bộ, hội nghề… thường xuyên trao đổi kinh nghiệm sản xuất và truyền nghề cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên do từ trước tới nay người dân trong làng sản xuất hoàn toàn bằng phương pháp thủ công nên năng suất, sản xuất chưa cao, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, giá trị thu nhập trên 1 đơn vị sản phẩm còn thấp. 

Nghề đan lát giúp người dân địa phương có thêm việc làm, tăng thu nhập trong lúc nông nhàn.

Đan lát nghề chính

Ông Nguyễn Xuân Lan, trưởng làng nghề cho biết: “Trước kia đan lát chỉ là nghề phụ lúc nông nhàn. Giờ với nhiều gia đình, đan lát đã thành nghề chính. Một lao động lành nghề, mỗi ngày cũng ngồi “quây” được 30 chiếc chúm tôm, thu nhập tuy không cao nhưng cũng đủ sinh hoạt hàng ngày. Tính thế nhưng cũng có nhà 4, 5 nhân công chuyên đan lát cũng có tiền xây nhà tầng đấy, năng nhặt chặt bị mà. Nhiều gia đình đầu tư máy chẻ nan để phục vụ sản xuất và lột nan thuê với giá 15.000 đồng/giờ. Đầu ra sản phẩm không lo nhưng để phát triển nghề hơn nữa, các hộ làm nghề như chúng tôi có nguyện vọng được hỗ trợ đất làm nhà xưởng để sản xuất tập trung, được vay vốn với lãi suất ưu đãi để nhân dân đầu tư mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Chúng tôi đang có kế hoạch đi thăm quan một số mô hình làng nghề đan lát làm có hiệu quả ở các tỉnh bạn để về ứng dụng, triển khai đan sản phẩm mới cho giá trị cao hơn, bắt kịp nhu cầu thị trường”.

Nghề đan lát truyền thống đến nay vẫn tiếp tục phát triển, đó là một tín hiệu vui trong bối cảnh nhiều làng nghề ngày càng có nguy cơ mai một. Mong rằng trong thời gian tới, các hộ được vay vốn đầu tư cho sản xuất và làm theo quy mô tập trung để họ không chỉ sống được từ nghề mà có thể làm giàu được nhờ nghề.

RELATED ARTICLES

Cuộc cách mạng “ 5 có, 5 không” trong đồng bào người Mông Sơn La

Các phong tục, hủ tục của người Mông được cải thiện, tiến bộ, đời sống ngày càng được nâng cao. Ảnh: Nam Trứ. Theo đó,...

Ca sĩ Mạnh Cường tri ân đêm nhạc “Điều giản dị” đầy cảm xúc lắng đọng, ngọt ngào

Ca sĩ Mạnh Cường. Ảnh: Phi Long. Khán giả Hà thành đã có những cảm xúc lắng đọng, ngọt ngào khi thưởng thức các phần...

Sơn La: Khai mạc Lễ hội “Trên quê hương vợ chồng A Phủ” năm 2023

Đây là lần đầu tiên xã Hồng Ngài tổ chức Lễ hội trên quê hương vợ chồng A Phủ. Lễ hội được tổ chức gồm...

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -

Most Popular

Bí ẩn loại trà quý hiếm đắt nhất hành tinh, giá gần 13 tỷ đồng/kg có gì đặc biệt?

Trà Phổ Nhĩ là một trong những loại trà đắt đỏ nhất hiện nay. Các loại trà quý hiếm từ lâu đã có giá cao...

“Đậm đà bánh sắn Đất Tổ” – Thứ quà quê dân dã

Bánh sắn là thứ quà quê dân dã mọi người nhớ mãi khi về vùng Đất Tổ. Cho đến vài năm trở lại đây, món...

Fìn Hồ Trà – Đặc sản vùng đất Phìn Hồ

“Minh chứng sống” cho cây chè Shan tuyết ở Phìn Hồ Cụ là Triệu Mùi Nghính - gương mặt “đại diện thương hiệu” của các...

Hải Phòng: Giống gà quý hiếm ở Cát Bà cần có phương án bảo tồn

Những con gà có bộ lông vàng óng, đôi chân dài tới 30cm vô cùng bắt mắt, ai nhìn cũng phải thốt lên và...

Recent Comments